Giỏ hàng của bạn trống!

Apple kiểm soát thông tin rò rỉ iPhone thế hệ mới như thế nào?

2023-05-21 17:16:54

Đã có nhiều vụ luồn lộ thông tin về các sản phẩm Apple trên Twitter mà người tuồn thông tin đã phải xoá tài khoản Twitter của mình. Điều này cho thấy khả năng đánh hơi, phát hiện và xử lý các nguồn tin lộ bí mật của Apple tốt đến mức nào. Apple có quá nhiều phương thức để phát hiện kẻ lộ thông tin. Một số cách nhẹ nhàng nhàng, kín đáo nhưng cũng có nhiều cách rất cực đoan. Tất cả nhằm mục tiêu bảo vệ thông tin về sản phẩm của mình. Câu hỏi nhiều người đặt ra: Apple kiểm soát thông tin rò rỉ như thế nào?

Văn hoá tuyệt mật ở Apple

Với đa phần các công ty, tuyệt mật là cách để ngăn chặn các đối thủ đánh bại họ. Nếu họ biết công ty đối thủ đang làm việc dựa trên cùng 1 ý tưởng, chắc chắn công ty đó sẽ muốn là người đầu tiên ra thị trường. Vì thế, cũng dễ hiểu nếu họ không muốn ai biết về kế hoạch của mình.

Với Apple, động lực khác hoàn toàn. Apple hiếm khi muốn là người đầu tiên. Thay vào đó, họ đợi cho đối thủ tung sản phẩm ra thị trường, quan sát và nâng cấp dựa trên đó. Mục tiêu của Apple là sự hoàn mỹ, không phải là tiên phong.

Apple-1
Apple vẫn có những cách để có thể tìm ra người tuồn thông tin

Nhưng cũng chính vì thế, sự bảo mật đối với họ cũng mang một ý nghĩa khác. Cố CEO của Apple cũng đã từng nói: Có một sự màu nhiệm trong việc bất ngờ ra mắt. Lời tựa ra mắt sản phẩm iPhone kinh điển đã nói lên điều này: “Hôm nay chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm đội phá. Đầu tiên là 1 một iPod màn hình rộng và cảm biến điều khiển. Tiếp theo là một máy điện thoại di động cách mạng. Thứ ba là một thiết bị kết nối Internet đột phá.”

Cả 3 đều dùng để mô tả iPhone. Và để có được 1 sản phẩm đỉnh cao như thế, Apple đã không để 1 người ngoài nào biết nhằm đạt được ma thuật của sự bất ngờ.

Apple bảo vệ bí mật như thế nào?

Công ty ở Cupertino có rất nhiều cách để bảo vệ bí mật của nó. Ví dụ, Apple áp dụng hệ thống phát triển sản phẩm dạng silo. Mỗi cá nhân, hay mỗi team nhỏ, sẽ làm việc độc lập về 1 tính năng của sản phẩm. Không ai biết và không được phép liên hệ giữa các team với nhau. Những người phát triển không được phép chia sẻ về công việc hiện tại của mình. Hình ảnh về trụ sở làm việc Apple Park hình vòng tròn để khuyến khích tương tác chỉ đơn giản là một cách làm PR mà thôi.

Apple-recycled-materials-disassembling-batteries_big.jpg.large (1)
Apple kiểm soát rất chặt từng giai đoạn sản xuất sản phẩm

Thậm chí nhân viên còn có thể không biết về hệ thống sản phẩm mà mình đang làm việc. Ví dụ: Một đội có thể đang làm về âm thanh nhưng không biết là cho HomePod, Mac hay AirPods.

Thiết bị thử nghiệm sẽ cực kỳ được bảo quản trong trường hợp phải sử dụng công khai. Từng thiết bị được đánh dấu kỹ lưỡng và theo dõi cụ thể. Điều này tới từ bài học iPhone 4 lộ thiết bị thử nghiệm trước đây của Apple.

Hệ thống IT được giám sát, bảo vệ cẩn trọng. Apple theo dõi cả hoạt động mạng lẫn sử dụng USB keys. Apple còn tiến bước cao hơn khi cảnh báo nhân viên việc lộ thông tin sẽ dẫn đến sa thải, thậm chí còn bị kiện ra toà vì ảnh hưởng đến tài chính.

Mặc dù vậy thì không thể tránh hoàn toàn được việc lộ lọt thông tin. Và Apple cũng đã có những phương án chống lại những tác động này.

Apple bắt kẻ lộ lọt thông tin như thế nào

Vì Apple rất chú trọng vào thiết kế sản phẩm, không ngạc nhiên khi công ty tập trung mạnh vào việc ngăn chặn lộ lọt các chất liệu hình ảnh: Ảnh sản phẩm, các bản vẽ, thiết kế, ảnh CAD…

Việc chia sẻ các hạng mục thiết kế này không hề khó khăn. Nhưng Apple vẫn tìm được cách để theo dõi tất cả các hình ảnh được chia sẻ và xác định rõ phiên nào đã bị lộ. Dưới đây là một vài cách thức mà Apple sử dụng:

Đánh dấu vô hình

Có nhiều cách vừa có thể đánh dấu bức ảnh vừa khiến đánh dấu đó trở nên vô hình, chỉ dễ dàng phát hiện bằng điện tử chứ không phải bằng mắt thường.

Ví dụ, ô vuông này có vẻ toàn màu đen. Tuy nhiên, một phần ô vuông này có mã màu #0D0D0D thay vì toàn #000000. Chỉ cần 1 thay đổi nhỏ về các ô vuông, bạn có thể tạo ra vô vàn các biến đổi khác nhau, và rất khó để có thể phân biệt bằng mắt thường.

Không chỉ màu đen mà cách này còn có thể áp dụng cho các màu khác.

Tên File

Cách đặt tên file của Apple cũng rất đơn giản nhưng không nhiều người nghĩ tới. Do đó, họ rất dễ có thể điều tra được. Chỉ cần cho một mã code vào tên file và nếu chia sẻ không để ý, bạn hoàn toàn có thể bị Apple theo dõi.

Dãy số biến đổi

Cứ mỗi một file video hoặc file ảnh được chia sẻ cho nhân viên, Apple lại đặt một mã ID cố định. Điều này giúp Apple có thể truy lùng được người tuồn thông tin.

Thay đổi Font chữ

Apple chỉ cần một thay đổi nhỏ trong văn bản thông tin thôi là họ có thể biết người tuồn thông tin là ai, tới từ bộ phận nào. vì số lượng văn bản cũng đã được hạn chế và điều chỉnh dựa theo từn đơn vị

Thông tin sai

Một cách rất rõ ràng là Apple chỉ cần tuồn thông tin sai lệch ở một mức độ nào đó để kiểm soát việc tuồn thông tin. Hãy tưởng tượng gửi những thông tin này liên quan đến tần sóng Radio cho một nhân viên phụ trách màn chập máy ảnh.

Hoặc gửi các thông tin liên quan đến dải tần số cho một nhân viên phụ trách màn hình mà chỉ cần thay đổi 1 vài thông tin nhỏ thôi là đủ để Apple kiểm soát được tin đồn.

Tạm kết

Việc Apple kiểm soát nguồn tin thế nào vẫn chỉ đang là những dự đoán từ cánh báo chí dựa vào những hành động đã từng xảy ra. Apple có thể còn rất nhiều phương thức để có thể vừa đảm bảo được sự phối hợp giữa các bộ phận lại bảo đảm an toàn cho thông tin.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: